Khảo sát 20 năm phát hiện 1 yếu tố giúp con người trẻ ra 2,5 tuổi, tim mạch khỏe, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
30 Th5
Theo kết quả nghiên cứu, việc gần gũi với thiên nhiên, sống gần nơi có nhiều cây cối giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, tốt cho tim mạch, giảm stress và kéo dài tuổi thọ.
Nghiên cứu kéo dài 20 năm về tác động của môi trường sống tới tuổi thọTheo một nghiên cứu từ Trường Y Feinberg của Đại học Northwestern ở Chicago, Mỹ được công bố trên tạp chí Science Advances, ngoài việc hỗ trợ làm giảm bớt cái nóng, tăng cường đa dạng sinh học và tạo cảm giác yên bình, các công viên và không gian xanh trong thành phố cũng làm chậm quá trình lão hóa sinh học ở người.Cụ thể, các nhà khoa học đã theo dõi nhóm hơn 900 người tại bốn thành phố Mỹ trong 20 năm, để tìm hiểu ảnh hưởng của việc sống gần không gian xanh đối với quá trình lão hóa. Họ đã so sánh các biến đổi sinh học liên quan đến tuổi tác của những người tham gia với lượng không gian xanh xung quanh nơi họ cư trú. Dựa vào phân tích DNA từ mẫu máu, nhóm nghiên cứu đã đánh giá tuổi sinh học trên cấp độ phân tử, nghiên cứu các biến đổi nhỏ trong hoạt động của gen liên quan đến lão hóa.
Kết quả khảo sát cho thấy, những người có nhà được bao quanh bởi 30% cây xanh trong bán kính 5km trung bình sẽ trẻ hơn 2,5 tuổi sinh học so với những người chỉ được bao quanh bởi 20% cây xanh.Tuổi sinh học là tốc độ già đi về mặt thể chất của bạn, trong khi tuổi thông thường là số năm bạn sống. Tuổi thật luôn tăng thêm, song tuổi sinh học có thể giảm xuống nhờ một số biện pháp y tế hoặc thói quen lành mạnh. Ví dụ, một số người có tuổi thông thường là 50, song về mặt sinh học là 45.Giáo sư y học phòng ngừa Lifang Hou từ Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern, người đứng đầu nghiên cứu, nhấn mạnh: “Qua nghiên cứu, chúng tôi phát hiện ra rằng môi trường sống gần các khu vực xanh có thể gây ra những biến đổi sinh học hoặc phân tử, và những biến đổi này có thể được theo dõi thông qua máu”.Theo đó, tuổi sinh học không chỉ phản ánh thời gian ta đã sống mà còn phản ánh lối sống của ta. Nếu tuổi sinh học cao hơn tuổi thực, rủi ro mắc bệnh liên quan đến tuổi già như ung thư, bệnh tim, hay Alzheimer sẽ tăng lên. Điều này không chỉ do chế độ ăn uống hay hoạt động thể chất hàng ngày, mà còn do môi trường sống xung quanh và cộng đồng mà ta là một phần. Nghiên cứu của Hou nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sống trong một môi trường lành mạnh, không chỉ cho bản thân mỗi người mà còn cho toàn bộ cộng đồng.Tác dụng bất ngờ của việc sống gần thiên nhiênDavid Rojas-Rueda, chuyên gia dịch tễ học tại Đại học Colorado State, đã nhấn mạnh tác động tích cực của không gian xanh đối với việc giảm tử vong sớm. Ông chỉ ra rằng nghiên cứu mới cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách mà thiên nhiên có thể ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta bằng cách thay đổi biểu hiện của gene.
“Đây là lần đầu tiên chúng ta thấy rõ ràng cách mà việc sống gần thiên nhiên, trong môi trường xanh mát, không chỉ làm dịu tâm hồn mà còn có thể gây ra những biến đổi quan trọng trong các chỉ số sinh học liên quan đến lão hóa”, Peter James, một nhà dịch tễ học môi trường tại Trường y tế công Harvard T.H. Chan, đã nhận xét về nghiên cứu.Theo các chuyên gia, việc thường xuyên tiếp xúc với không gian thiên nhiên cũng giúp sức khỏe tim mạch tốt hơn và tỷ lệ tử vong thấp hơn. Sống gần các công viên sẽ tạo ra nhiều hoạt động thể chất và tương tác xã hội hơn.Hou nhấn mạnh rằng nghiên cứu này khuyến khích con người nên quan tâm đến môi trường sống như một yếu tố quan trọng trong việc duy trì lối sống khỏe mạnh, cùng với việc ăn uống cân đối, ngủ đủ giấc và duy trì vận động thể chất. James cũng bày tỏ hy vọng rằng những phát hiện này sẽ truyền cảm hứng để thúc đẩy hành động đưa thiên nhiên trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật.Cần phải nhìn nhận lại về vai trò của không gian xanh, đánh giá nó như một yếu tố cơ bản của cơ sở hạ tầng, ngang hàng với các hệ thống cần thiết khác như thoát nước hay thu gom rác. Đây là những điều kiện cần thiết cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của con người.“Chúng tôi tin rằng phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với quy hoạch đô thị về việc mở rộng cơ sở hạ tầng xanh để tăng cường sức khỏe cộng đồng và giảm sự chênh lệch về sức khỏe”, vị chuyên gia nói.